Đa dạng hóa đối tượng, mở rộng mặt hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế tự nhiên, diện tích sẵn là chia sẻ của ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản tại hội thảo “Xây dựng đề án phát triển nuôi và xuất khẩu cá rô phi giai đoạn 2016 - 2020” sáng 21/1.
Kế thừa kết quả nghiên cứu từ đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng tại Khánh Hòa”, PGS.TS Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) tiếp tục nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa”.
Ngày nay, việc nuôi thương phẩm cá lóc đạt năng suất cao là không khó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để hạ giá thành sản xuất đến mức thấp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong nguyên tắc quản lý tốt quá trình nuôi thương phẩm cá lóc, việc phòng bệnh được đưa lên hàng đầu. Bởi vì nó giúp hạn chế chí phí, giảm giá thành thông qua việc nâng cao tỷ lệ sống, hạn chế dịch bệnh. Để đạt được những điều trên, ngoài việc phòng bệnh tốt người nuôi phải nắm vững kỹ thuật nuôi, nắm rõ các nguyên lý vận hành trong quá trình nuôi, việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh cho phù hợp là những việc rất quan trọng để đạt được thành công.
Cá điêu hồng là loài cá nước ngọt có tiềm năng phát triển rất lớn, thịt cá thơm, ngon và được nhiều nước ưa chuộng như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Châu Âu, Thái Lan, ... dùng chế biến thực phẩm trong bữa ăn thường ngày. Sản lượng cá điêu hồng được cải thiện đáng kể qua từng năm thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã không ngừng nâng cao cải tiến, tìm kiếm hướng phát triển tốt hơn trong lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá điêu hồng.
Quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng nha trong bè được hoàn thiện tại Trung tâm Giống Thủy sản An Giang, nhằm giảm việc khai thác con giống thiên nhiên và đáp ứng nhu cầu của người nuôi thương phẩm. Giúp cho người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất góp phần tăng thu nhập. Cá lăng nha mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn cho sản xuất giống lẫn người nuôi thương phẩm. Với 1.000 m2 ương giống, đầu tư chi phí 15.700.000 đồng, sau 1 tháng ương có thể thu được lợi nhuận 20.000.000 - 29.000.000 đồng.
Cá linh chỉ hiện diện khi mùa nước lũ tràn về, sự xuất hiện trong vòng 3 – 4 tháng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho người dân địa phương nên không thể quáng bá sản phẩm đi rộng rãi ở nhiều nơi. Vì vậy, việc sản xuất giống cá linh là điều mong mỏi của nhiều người nhằm tạo ra được sản lượng cá linh lớn cung cấp cho thị trường, tạo thương hiệu cá linh miền Tây.
Mô hình nuôi lươn không bùn với mật độ cao theo hướng công nghiệp hoá với phương pháp quản lý có khoa học, mô hình nuôi sạch, linh động, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.