Triển vọng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU đang dần được cải thiện sau thời gian dài bị nhận thức sai về vấn đề an toàn thực phẩm và nuôi trồng. Đây là kết quả tích cực sau những nỗ lực liên tục thay đổi nâng cao kỹ thuật và năng lực kiểm soát chất lượng, chú trọng vấn đề truy xuất nguồn gốc của ngành cá tra Việt Nam.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố hôm nay (29/5) cho thấy, tình hình sản xuất các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đều ổn định theo kế hoạch đề ra.
EU từng là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng cá tra. Nhưng vì nhiều lý do cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá bán, giảm chất lượng, hình ảnh cá tra Việt Nam bị bôi nhọ làm sụt giảm đáng kể thị phần...
Cuối tháng 4/2023, Liên doanh Navico (Việt Nam) và đối tác Amicogen (Hàn Quốc) đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy Aminavico, đồng thời làm lễ công bố, xuất lô hàng đầu tiên sản phẩm của nhà máy sang Hàn Quốc.
Sau 3 tháng đầu năm 2023 đứng ở mức giá cao, từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm liên tục giảm mạnh và hiện đã gần như bắt đáy, nhất là tôm cỡ 40 - 100 con/kg. Tuy nhiên, điều người nuôi tôm lo lắng là sau khi bắt đáy, liệu giá tôm có tăng trở lại hay tiếp tục đi ngang cho đến hết chính vụ?
Quý I/2023, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh. Nhiều địa phương ĐBSCL và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt được kế hoạch đề ra.
Khó khăn hiện nay của ngành cá tra là giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn, thuốc hoá chất, nhiên liệu… tăng nên lợi nhuận không cao, ảnh hưởng đến tái sản xuất.
Thiếu vốn, sụt giảm đơn hàng, giá bán sản phẩm rẻ, cạnh tranh gắt gao… là những khó khăn, thách thức mà các DN thủy sản Việt Nam phải đối mặt. Đây cũng là lý do ngành thủy sản Việt Nam chỉ đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2023.
Giá thức ăn tăng quá cao khiến người nuôi cá ở ĐBSCL lao đao, không ít chủ ao mạo hiểm 'neo cá' chờ giá, còn người chưa nuôi thì không dám thả giống.
Vào đầu những năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, và lịch sử ngành cá tra tại Việt Nam bắt đầu. Lúc đó, loài cá nước ngọt này chưa được biết đến rộng rãi, chỉ được bán tại các chợ địa phương. Tuy nhiên, đặc tính thích nghi cao và tốc độ sinh trưởng nhanh đã làm cho nó trở thành tiền đề tiềm năng để mở rộng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.