Không còn là những vụ nuôi khấp khởi thu hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng như trước, nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển, đầm phá giờ đây đối mặt với dịch bệnh triền miên. Nguyên nhân ban đầu được xác định đến từ vấn nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp và thoát.
Thực hiện Quyết định 985 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động để thực hiện chương trình này gắn với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước.
Người dân thử nghiệm nuôi thâm canh cá rô phi trong môi trường nước lợ bằng công nghệ Biofloc cho hiệu quả cao với tỷ lệ sống trên 90%, năng suất đạt 30 tấn/ha.
Tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 23.700 ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 5 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.
Nuôi lươn không bùn như nhiều hộ nông dân khác, nhưng anh Lê Văn Tèo (ngụ ấp Phú Hạ 2, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) lại có bước đột phá, khi áp dụng phương pháp cho ăn tự động, điều khiển bằng điện thoại thông minh kết hợp hệ thống thay nước tuần hoàn. Phương pháp này giúp tiết giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Cách làm mới của anh Tèo được nhiều nông dân địa phương nhân rộng.
Tại tỉnh Bình Định, nhiều hộ dân nuôi tôm thâm canh đã bắt đầu chuyển đổi dần hình thức nuôi theo hướng công nghệ cao. Tính đến tháng 4.2022, diện tích ao hồ thả tôm trên toàn tỉnh đạt 1.728,2 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghệ cao là 29,5 ha, chiếm 1,7% . Việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm thương phẩm chưa nhiều nhưng đã mở ra hướng đi mới cho các hộ nuôi tôm trong tỉnh; đồng thời khẳng định đó là xu thế tất yếu.
Tại ấp 4, xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An có nhiều hộ nông dân đầu tư nuôi lươn ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), đặc biệt có hộ nuôi lươn đồng tự sinh sản. Ngoài việc bán lươn giống, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi, họ còn nuôi lươn thịt cung ứng cho thị trường.
Nhờ ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học vào sản xuất, nông dân ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa thu hàng chục tấn tôm trong mùa rét, điều chưa từng xảy ra.
Với diện tích lớn nuôi tôm trên cát đến 500 ha nhưng phần lớn nuôi theo hộ cá nhân, chưa có sự liên kết theo chuỗi giá trị nên bấp bênh. Mới đây đã xuất hiện một số mô hình, công nghệ mới mang tính bền vững.
Anh Phạm Văn Phong, ở ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang rất thành công với mô hình nuôi cá rô phi Philipines, nhờ đó đã và đang mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh.