EU chuẩn bị thanh tra thực địa ngành thuỷ sản nuôi trồng của Việt Nam

Bạn đánh giá:  / 1
DỡHay 

Mỗi năm, Châu âu nhập khẩu một lượng lớn thuỷ sản từ Việt Nam và để bảo vệ người tiêu dùng, EU dự kiến có đoàn thanh tra thực địa nhằm kiểm tra xem thuỷ sản nuôi của Việt Nam có đáp ứng các dư lượng theo quy định của EU hay không.

 

Theo TTXVN, Cơ quan thực thi các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn sức khỏe và thực phẩm (DG-SANTE) đã thông báo chính thức về lịch thanh tra chương trình dư lượng tại Việt Nam cho mặt hàng thủy sản nuôi. Cụ thể, thời gian thanh tra là từ ngày 24-9 đến 17-10-2024, theo hình thức “hybrid” bao gồm đánh giá từ xa và đánh giá thực địa.

Lý do cho động thái này là thời gian qua Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn (RASFF) của Cơ quan thực thi các chính sách của EU về an toàn sức khỏe và thực phẩm (DG-SANTE), đã ghi nhận các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng hóa chất, kháng sinh đang tăng nhanh ở mức nghiêm trọng.

Do đó, mục đích của lần thanh tra này là nhằm đánh giá hoạt động chương trình kiểm soát dư lượng của Việt Nam đối với các sản phẩm được phép xuất khẩu sang EU bao gồm thủy sản nuôi và mật ong, thẩm tra độ tin cậy về việc Việt Nam bảo đảm hàng hóa nêu trên xuất khẩu vào EU không chứa dư lượng theo quy định của EU, thẩm tra Việt Nam có tiếp tục đáp ứng các yêu cầu tại các quy định của EU về kế hoạch kiểm soát dư lượng theo quy định của EU.

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, EU là một trong các thị trường tiêu thụ thủy sản chủ lực của Việt Nam. Vì thế, kết quả thanh tra tiêu cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chế biến xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Lâu nay, EU có phương pháp tiếp cận theo hướng kiểm tra, công nhận hệ thống. Vì vậy, kết quả thanh tra không chỉ ảnh hưởng đến các đơn vị, các cơ sở liên quan mà ảnh hưởng đến toàn ngành thủy sản Việt Nam. Ở quy mô rộng hơn, kết quả thanh tra tiêu cực có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thủy sản không những sản thị trường EU mà sang cả các thị trường khác.

Vì vậy, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, việc giữ vững uy tín, chất lượng thủy sản của Việt Nam tại thị trường EU là tiền đề quan trọng để các thị trường khác chấp thuận và mở cửa đối với thủy sản Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc giữ vững tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Để chuẩn bị cho đoàn thanh tra EU, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cũng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp khi tiếp nhận các văn bản cập nhật thông tin định hướng triển khai kế hoạch nên đọc kỹ và làm theo yêu cầu hướng dẫn, nhằm tránh xảy ra sự cố khi Đoàn thanh tra EU sang kiểm tra.

 

Trong những năm qua, EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành thuỷ sản Việt Nam khi chiếm trên dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu mỗi năm. Bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ, thì EU là một trong 4 thị trường xuất khẩu thuỷ sản chiếm kim ngạch lớn mỗi năm. Những mặt hàng thuỷ sản xuất qua EU ngoài hải sản đánh bắt như cá ngừ…  thì thuỷ sản nuôi như tôm, cá tra luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường này.

 

Nam Nguyên - thesaigontimes.vn











10453624
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
468
1304
4741
10442795
22296
46203
10453624

Địa chỉ IP: 3.145.8.2
Giờ máy chủ: 2024-11-23 05:47:50
Visitors Counter