Xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Với việc phát triển mạnh nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức cho tỉnh trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT).

 

Nhiều kiểu đối phó

Qua điều tra thực tế, một số nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thật sự làm tốt công tác BVMT, tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường không khí, lén lút xả nước thải không qua xử lý vẫn còn xảy ra. Trong khi đó, hầu hết các cơ sở thu mua, sơ chế tôm đều nằm trong khu dân cư nhưng lại không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), toàn tỉnh hiện có 28 nhà máy chế biến thủy sản có quy mô công suất thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát về môi trường của Sở TN-MT; còn lại khoảng hơn 60 cơ sở thu mua, sơ chế với công suất từ 100 đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm thì thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát của UBND cấp huyện. Qua thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành pháp luật về BVMT hàng năm cho thấy, các nhà máy chế biến thủy sản cơ bản chấp hành các chính sách, pháp luật về BVMT trong quá trình hoạt động, như: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, kế hoạch BVMT; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải...); lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ; nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách, pháp luật về BVMT như: thực hiện không đúng, hoặc không đầy đủ các nội dung đã được phê duyệt; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ để đối phó với các đoàn thanh, kiểm tra nên vận hành không thường xuyên, liên tục (khi có đoàn kiểm tra thì mới vận hành), dẫn đến chất lượng nước thải chưa đảm bảo theo quy chuẩn quy định…

Được biết, theo kế hoạch năm 2020, Bộ TN-MT sẽ tiến hành thanh tra tình hình chấp hành pháp luật về BVMT của các tỉnh ĐBSCL nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, trong đó có các nhà máy chế biến thủy sản.

Vô tư xả thải

Cùng với những khó khăn trong công tác quản lý môi trường ở các nhà máy, cơ sở chế biến tôm xuất khẩu, việc xả thải từ các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay cũng đến lúc phải cảnh báo. Đó là thực trạng thải nước ô nhiễm, hay nước từ ao nuôi tôm chết trực tiếp ra các kênh nội đồng gây ô nhiễm trên diện rộng.

Theo đánh giá của Sở TN-MT, tồn tại bất cập trên là do các tổ chức, cá nhân chưa quan tâm, chú trọng đến công tác BVMT. Từ đó kéo theo hệ lụy là chất thải từ hoạt động nuôi tôm xử lý chưa đạt quy chuẩn môi trường, hay xử lý chưa triệt để thải ra nguồn nước mặt đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngành tôm của tỉnh. Vì vậy trong năm 2019, tỉnh đã dành một phần kinh phí để hỗ trợ người dân thực hiện mô hình xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh theo quy mô hộ gia đình và đã bàn giao, đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra và phân tích chất lượng nước thải của 15 tổ chức, cá nhân nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ như: chỉ số BOD5, COD có trong nước thải đều vượt so với quy chuẩn cho phép… Theo đó, Sở TN-MT đã tiến hành xử phạt, đề nghị các cơ sở trên có biện pháp khắc phục.

Thời gian tới, để thực hiện tốt công tác BVMT, Sở TN-MT sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVMT trong phát triển bền vững; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất - kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Thanh Thảo - baobaclieu.vn











10455128
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1972
1304
6245
10442795
23800
46203
10455128

Địa chỉ IP: 3.14.145.167
Giờ máy chủ: 2024-11-23 09:55:56
Visitors Counter