AFA tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng nghề nuôi lươn tỉnh An Giang”

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Sáng ngày 18/12/2020 tại hội trường Nhà khách Công đoàn tỉnh An Giang, Hiệp hội Thuỷ sản An Giang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng nghề nuôi lươn tỉnh An Giang”.

 

Tham dự hội thảo: Ông Phan Văn Ninh - Chủ tịch AFA; đại diện lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang; Sở Công thương Trường Đại học An Giang, Chi cục thủy sản An Giang; Trung tâm giống; Trung tâm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành với sự có mặt của hơn 80 đại biểu là hộ nuôi lươn trên địa bàn tỉnh. Hội thảo còn có sự tham dự của các Diễn giả là PGS.Ts Phạm Thanh Liêm Trường Đại học Cần Thơ và Ts. Lý Thị Thanh Loan – Nguyên Giám đốc Trung tâm QG Quan trắc Môi trường và Bệnh Thuỷ sản khu vực Nam bộ.

Hội thảo đã được nghe các Diễn giả và Báo cáo viên trình bày các nội dung về thực trạng sản xuất hiện nay, các mô hình ương nuôi tiên tiến, cách phòng trị bệnh trên lươn giống và lươn thương phẩm cũng như định hướng của ngành đối với đối tượng này trong thời gian tới… Các đại biểu cùng các Diễn giả tham dự hội thảo trao đổi và giải đáp các thắc mắc đều rất tập trung, nhiệt tình, sinh động, đầy trách nhiệm, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng nội dung quan tâm của những hộ nuôi lươn trên địa bàn tỉnh An Giang.

Kết thúc hội thảo, Ông Phan Văn Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang - Chủ trì Hội thảo cũng đã tổng hợp các ý kiến trao đổi của các đại biểu tham dự và gợi ý các vấn đề trọng tâm như sau:

- Quan tâm nghiên cứu sản xuất lươn giống chất lượng đảm bảo cung cấp đủ số lượng cho nhu cầu nuôi hiện nay.

- Quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm cần tập trung đảm bảo an toàn sinh học, an toàn chất lượng tham gia chuỗi liên kết dọc, liên kết ngang thực sự đảm bảo tính ổn định, bền vững cho đối tượng lươn đồng trong thời gian tới.

- Hỗ trợ, tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm theo quy định chuyên ngành tạo điều kiện để các cơ sở này hoạt động tuân thủ quy định về môi trường, kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm lươn nuôi.

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất lươn giống và lươn thương phẩm nhằm cải thiện tăng tỷ lệ sống và năng suất lươn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.

- Phát triển chuỗi liên kết cho đối tượng con lươn từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, kết nối thị trường tiêu thụ. Tập trung nâng cấp phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm.

- Cần có chính sách khuyến khích liên kết tiêu thụ lươn thương phẩm thông qua hợp đồng tiêu thụ giữa nông hộ nuôi lươn thương phẩm và cơ sở thu mua và các siêu thị. Đặc biệt là hợp đồng tiêu thụ phải gắn liền với mô hình sản xuất an toàn, sản phẩm lươn không tồn lưu dư lượng kháng sinh, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi theo tiêu chuẩn chất lượng (Global Gap, VietGAP). Phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ và tiến tới xuất khẩu đối với đối tượng con lươn sạch ATVSTP.






Quang cảnh hội thảo 

Thanh Trúc - AFA











10880768
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
721
5325
6351
10871488
6046
51007
10880768

Địa chỉ IP: 216.73.216.35
Giờ máy chủ: 2025-07-02 03:07:34
Visitors Counter