Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

 

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau hơn 3 tháng VASEP gửi công văn góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Theo đó, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu được miễn kiểm dịch. Cụ thể, danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.

Thông tư số 06 quy định, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch gồm sản phẩm động vật thủy sản, bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Đại diện VASEP cho biết, để có được chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản này, Cục Thú y đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến ngày 7/6/2022, thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi.

Ngay sau đó, ngày 9/6/2022, VASEP đã có Công văn đề nghị Cục Thú y bổ sung vào Dự thảo quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu, để sản xuất, xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu, vì đây là nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, việc đổi mục tiêu cũng góp phần đáp ứng yêu cầu về kiểm soát và quản lý Nhà nước hiện hành trong kiểm tra thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu. Tuy nhiên, dù chuyển sang loại hình nào, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ quy trình khai báo, chịu kiểm tra theo quy định hiện hành của loại hình đó.

Khi đó, Cơ quan Thú y có đủ công cụ kiểm soát để đảm bảo các lô hàng thủy sản được chuyển loại hình nhập khẩu không gây mất an toàn thực phẩm và không có bằng chứng nào khẳng định là “tạo ra sự cạnh tranh không công bằng” với các lô hàng nhập khẩu khác, do đã được kiểm tra theo đúng quy định, để xác nhận lô hàng đảm bảo về an toàn thực phẩm.

Những thay đổi đáng kể trong Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT là một tin vui đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, giúp các doanh nghiệp phần nào giảm bớt gánh nặng trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện tại./.

Hồng Nhung/TTXVN









10042792
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
156
453
1957
10032960
62248
80492
10042792

Địa chỉ IP: 18.234.232.228
Giờ máy chủ: 2024-03-28 09:51:07
Visitors Counter