Chế biến xuất khẩu, thị trường tiêu thụ giai đoạn 2002 - 2013

Bạn đánh giá:  / 4
DỡHay 
Hiện nay, toàn tỉnh có 17 Công ty với 23 nhà máy hoạt động chế biến thủy sản với tổng công suất sản xuất trên 330.000 tấn/năm, trong đó tổng công suất chế biến hàng giá trị gia tăng là 4.960 tấn, với hơn 28.000 lao động, tổng vốn đầu tư trên 1.947.970 triệu đồng.

1. Chế biến:

 

1.1 Chế biến công nghiệp:

 

Thời gian đầu (1998 - 2001) do chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên lượng cá tra nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm dưới 10%. Năm 2002, đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của thị trường xuất khâu, có đến 54% sản lượng nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Những năm gần đây, tỷ trọng này chiếm trên 95%.

 

Ngành chế biến thủy sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: Mycom, Nissìn (Nhật), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ), và Gram (Đan mạch). Sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

 

Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư nâng công suất chế biến, đa dạng hóa các mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL, … của tổ chức cộng đồng người hồi giáo, Code xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, … (nguồn: Sở Công Thương)

 

1 2. Chế biến thô sơ:

 

Hiện có 92 cơ sở chế biến khô các loại với công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung bình khoảng 30.000 tấn/năm. Sản phẩm chính là khô cá tra phồng, khô cá sặc, khô cá lóc, bong bóng cá tra, bao tử cá tra,… Thị trường tiêu thụ chủ yếu nội địa và Campuchia.

 

2. Thị trường tiêu thụ:

 

2. 1. Thị trường tiêu thụ:

 

Thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm thủy sản (chủ yếu là cá tra) của tỉnh An Giang: EU, Mỹ, Châu Á,… Ngoài thị trường xuất khẩu, các công ty đang mở rộng thị trường nội địa trên toàn quốc nhằm tăng mạnh thị phần tiêu thụ sản phẩm trong nước.

 

2.2. Phát triển sản xuất các mặt hàng chủ lực:

 

Từ 2002 đến nay, sản phẩm sản xuất chính của các công ty là Fillet, nguyên con, cắt khúc đông lạnh, đông rời. Đối tượng sản xuất chính của các sản phẩm này là cá tra, ba sa, rô phi.

 

2.3. Nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm:

 

Mỗi Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay đều có nhãn hiệu hàng hóa riêng, thương hiệu sản phẩm thủy sản chung cho cá tra hiện nay chưa có. Mặc dù, vấn đề này tỉnh cũng đã kiến nghị các Bộ ngành Trung ương liên quan nhiều lần.

 

ĐÁNH GIÁ CHUNG:

 

1. Những mặt đạt được:

 

- Tỉnh An Giang có điều kiện tự nhiên, khí hậu và môi trường thuận lợi để phá: triển nuôi trồng thủy sản. Qua hơn 10 năm nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt nuôi cá tra) của tỉnh có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương.

 

- Tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua có những bước tăng trưởng đáng kể, luôn tăng trưởng trên 10% trong ngành nông nghiệp. Đây là xu thế đúng hướng nhằm khai thác thế mạnh trong nông ngư nghiệp của tỉnh, đồng thời, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

- Ngư dân có truyền thống nuôi thủy sản từ lâu và ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất cùng với các chủ trương, cơ chế chính sách của nhà nước thông qua các chương trình, dự án đã tập trung đầu tư cho phát triển thủy sản đã góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương.

 

- Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp cho ngành chế biến phát triển, nâng cao giá trị của các mặt hàng trong nước và thế giới.

 

2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

 

Tuy thành tựu đạt được, đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng dần thu nhập cho nông dân, dời sống kinh tế của nhân dân ngày một nâng lên, song về khách quan nhận xét vẫn còn hạn chế:

 

- Chưa hướng được nuôi loại thủy sản nào, nuôi bao nhiêu và cung cấp cho thị trường nào. Do đó, dẫn tới tình trạng sản phẩm lúc thừa, lúc thiếu không chủ động; bên cạnh, một số hộ nuôi tự phát không theo qui hoạch chung của tỉnh.

 

- Ngư dân có khả năng huy động số lượng lớn vốn để đầu tư nuôi nhưng chưa hoạch toán kỹ ở lãi suất, thời gian vay để tính vào chi phí. Một bộ phận ngư dân không có tay nghề nhưng thấy đầu tư có hiệu quả ở những lúc cá có giá nên góp phần làm ảnh hưởng đến nghề nuôi thủy sản của tỉnh.

 

- Hiện tượng tranh mua, tranh bán, mất cân đối cung cầu, giá cả (nguyên liệu, xuất khẩu) không ổn định làm cho nghề nuôi thủy sản phát triển chưa thật sự ổn định và bền vững.

 

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết một cách tối ưu.

 

- Trình độ lao động trong nuôi trồng thủy sản còn thấp, nên việc tiếp thu công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

 

- Đầu tư còn nhiều bất cập, chưa huy động tốt các nguồn lực của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ thủy sản còn hạn chế.

 

- Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, chưa mang tính chiều sâu, chưa có sự đảm bảo tính ổn  định, bền vững. Nuôi trồng thủy sản còn đặt nặng về sản lượng mà chưa chú trọng chất lượng nên sản phẩm thủy sản xuất khẩu thường bị rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu./.

 

 

Nguồn tin: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn An Giang

Theo Quyết định 1021/QĐ-UBND "Phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030"











10452962
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1110
709
4079
10442795
21634
46203
10452962

Địa chỉ IP: 3.128.200.165
Giờ máy chủ: 2024-11-22 22:37:32
Visitors Counter