Thảo dược phòng bệnh nhiễm khuẩn trên cá

Bạn đánh giá:  / 1
DỡHay 

Bệnh nhiễm khuẩn trên cá giống do nhóm vi khuẩn Aeromonas di động gây ra, thường gặp ở nhiều ở động vật thủy sản nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt. Tỷ lệ tử vong cao, khoảng 30 - 70%, riêng ở cá giống có thể lên tới 100%.

 


Đặc điểm


Giống Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Trong giống Aeromonas có hai nhóm: Nhóm 1: Aeromonas không di động (A.salmonicida) thường gây bệnh ở nước lạnh. Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm A. hydrophyla, A.caviae, A.sobria.

Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn có mặt trong nước, nhất là trong nước có nhiều chất hữu cơ. Cả cá tra và basa đều dễ bị nhiễm các khuẩn trên.

Triệu chứng

Bệnh nhiễm khuẩn ở cá thường biểu hiện ở các dạng khác nhau:

- Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết

- Vây bị phá hủy: Gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần

- Vảy rộp và bong ra, da xuất huyết

- Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi.

Trong đó, một số biểu hiện cụ thể thường thấy như: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Ngoài ra, có các vết loét ăn sâu vào cơ, mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.

Giải phẫu nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá ba sa xuất huyết nặng. Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp cá ba sa 2 đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.

Cá trê giống bị bệnh thường tách đàn, đầu hướng lên trên vuông góc với mặt nước. Cá bống tượng có hiện tượng da mất hết nhớt, và gọi bệnh “tuột nhớt”.

Giải pháp mới từ thảo dược

Sử dụng kháng sinh đúng (đúng liều, đúng thuốc, đúng bệnh và đúng thời gian) được xem là liệu pháp hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, giúp động vật thủy sản phục hồi lại chức năng sinh lý bình thường và nâng cao tỷ lệ sống. Tuy nhiên, điều này có tác hại lớn như gây ô nhiễm môi trường, làm cho các vi khuẩn gây bệnh nhờn thuốc…

Chloramphenicol (CHRL) là chất bột màu trắng vàng, vị rất đắng, ít tan trong nước, tan nhiều trong cồn và chất béo, bền vững, khả năng chịu nhiệt độ lên đến 1000C. Được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn. Trước đây, Cloramphenicol đã từng được dùng để điều trị bệnh bởi nó có một phổ diệt khuẩn rộng. Tuy nhiên, Chloramphenicol đã được đưa vào danh sách các loại kháng sinh bị cấm sử dụng tại Việt Nam. Nguyên nhân là do có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (thiếu máu vô tạo) khi ăn phải những thực phẩm chứa dư lượng của chúng. Vì vậy, nhiều phương pháp được nghiên cứu nhằm thay thế kháng sinh này để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

Mới đây, nhóm các nhà khoa học của Nigeria đã đưa ra báo cáo cho thấy các hoạt chất chiết xuất từ hai loại thảo dược là lá đu đủ (PL) và lá mật gấu (BL) có thể thay thế cho kháng sinh trong việc trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá. Nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất hai loại thảo dược này so với việc sử dụng kháng sinh Chloramphenicol đối với tốc độ tăng trưởng, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và khả năng kháng bệnh của cá trê phi (Clarias gariepinus - một loại cá da trơn thuộc họ cá trê) trong giai đoạn giống chống lại sự nhiễm khuẩn Aeromonas. Và chủng vi khuẩn ở đây là Aeromonas hydrophila.

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila di động nhờ có 1 tiên mao. Là một vi khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1 - 1,5 µm.

Trong thí nghiệm, cá được cho ăn các khẩu phần khác nhau, mỗi nhóm gồm 15 con/lần lặp lại; thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần.

Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trọng trung bình (MWG) và tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) của cá cao hơn đáng kể khi được bổ sung chiết xuất lá mật gấu và đu đủ. Ngoài ra, lượng tế bào làm nhiệm vụ đóng gói, bạch cầu, hồng cầu, protein số, globulin và albumin cũng nhận thấy cao hơn rõ rệt ở các nhóm cá được cho ăn kết hợp loại thảo thảo mộc trên.

Thí nghiệm gây nhiễm thực tế vi khuẩn A. hydrophila trên cá trê phi giống được thực hiện bằng phương pháp tiêm ở liều 6,33 x 109 CFU/ml và ăn với khẩu phần khác nhau để đánh giá tỷ lệ vong và tỷ lệ sống tương đối của chúng (RPS). Theo kết quả nghiên cứu, khi kết hợp chiết xuất PL và BL ở 2% vào chế độ ăn sẽ tăng cường các chỉ số huyết học, sinh hóa huyết tương và làm cho cá có tính kháng A. hydrophila mạnh mẽ tương đương với việc sử dụng Chloramphenicol.

 

>> Cây mật gấu (cây lá đắng), tên khoa học là Vernonia amygdalina. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng chống ôxy hóa và kháng ung thư). Theo một số báo cáo, tại châu Phi, nhiều người nuôi đã sử dụng lá mật gấu xay thật nhuyễn rồi vắt lấy nước sau đó trộn vào thức ăn của cá rô phi. Điều này có thể giúp trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn và trị nội ký sinh trùng rất hiệu quả. Đu đủ (Carica papaya) là một cây thuộc họ đu đủ, có nguồn gốc từ Trung và Bắc Nam Mỹ. Trong lá, quả và hạt (chủ yếu ở lá) có chứa một chất acaloit đắng còn gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit. Những chất này có tác dụng chống ôxy hóa rất cao. Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất lá đu đủ giúp cá biển chống lại tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn.

 

Nguyễn An - thuysanvietnam.com.vn

 









10044975
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1112
1227
4140
10032960
64431
80492
10044975

Địa chỉ IP: 44.213.65.97
Giờ máy chủ: 2024-03-29 13:04:16
Visitors Counter