Để thành công và đạt tỷ lệ sống cao trong vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến thì người nuôi phải mua tôm giống kích cỡ lớn (còn gọi là “tôm ke”); việc sử dụng tôm giống kích cỡ lớn để thả nuôi nhằm rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi, giảm được rủi ro về dịch bệnh.
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để có nguồn giống “tôm ke” giá thành thấp, theo đó, để có nguồn tôm giống kích cỡ lớn chất lượng thì người nuôi phải chọn mua tôm giống và phải qua ương dưỡng trong hệ thống ao riêng biệt trước khi thả vào vuông nuôi. Xin giới thiệu kỹ thuật ương dưỡng tôm sú trong ao đất như sau:
1. Chọn địa điểm nuôi:
Giao thông thuận lợi, có nguồn điện ổn định, nguồn nước chủ động.
2. Thiết kế ao nuôi:
- Ao nuôi nên thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật.
- Ao nuôi: Diện tích khoảng 1.500 - 2.000m2.
- Ao lắng: Tùy thuộc vào điều kiện, mùa vụ nuôi có thể tận dụng ao lắng cho phù hợp.
- Độ sâu của ao nuôi từ 1,2m trở lên.
Kiểm tra tôm giống
3. Thiết kế và lắp đặt hệ thống cung cấp oxy
- Đối với hình thức ương này, chỉ ương khoảng 30-45 ngày thì thu hoạch bán cho các hộ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến nên việc lắp đặt hệ thống cung cấp oxy cũng đơn giản.
- Quạt nước có tác dụng tạo dòng chảy, cung cấp oxy cho ao, tránh sự phân tầng nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan,… và gom tụ mùn bã hữu cơ, vật chất lơ lững vào giữa ao tạo vành đai sạch khi cho ăn.
4. Chuẩn bị ao ương
Tu sửa bờ bao, cống, lưới rào,… chắc chắn, ngăn ngừa được sự thẩm lậu, sạt lở.
* Xử lý nước
Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc. Trong thời gian này phải vận hành quạt nước liên tục 2 - 3 ngày (mỗi ngày 2 giờ) để cho các ấu trùng giáp xác nở hết trước khi xử lý.
Khuyến cáo quy trình xử lý nước:
5. Giải pháp về giống
* Chọn giống:
Con giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 8398:2012.
* Thả giống:
- Mật độ ương: 150 - 200 con/m2.
- Tôm giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
* Lưu ý:
Tôm giống phải được xét nghiệm tại các trung tâm được công nhận, chỉ chọn lô tôm giống được chứng nhận sạch các loại bệnh do virus: đốm trắng, đầu vàng, MBV (còi),…
6. Cho ăn
Cho tôm ăn đúng theo quy trình kỹ thuật là hết sức quan trọng, thức ăn cần phải tuân thủ đủ về chất, lượng, địa điểm, thời gian:
- Tôm Postlarvae cần được cho ăn sau 2 - 4 giờ tính từ lúc thả vào ao; sử dụng thức ăn công nghiệp phù hợp từng giai đoạn. Thức ăn được hòa vào nước rồi tạt đều xuống ao cho tôm ăn.
- Nên tắt quạt nước trước khi cho ăn.
- Vào ngày thứ 10 bắt đầu bố trí sàng ăn, lấy một ít thức ăn cho vào sàng, để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư.
- Sàng đặt cách bờ 1,5 - 2m, không đặt ở góc ao, trung bình với diện tích khoảng 500m2 thì đặt một sàng.
- Bắt đầu từ ngày thứ nhất, cho ăn 0,8 - 1,0 kg thức ăn/100.000 PL, chia từ 4-5 cữ/ngày, cứ 2 ngày tăng 150gr tùy tốc độ phát triển của tôm giống.
Thời gian cho ăn:
- Lượng thức ăn được tính cho 100.000 tôm PL15.
+ Ngày đầu tiên: 1 kg.
+ Từ ngày thứ 2 - 10: mỗi ngày tăng 200 gram.
+ Từ ngày thứ 11 - 20: mỗi ngày tăng 250 gram.
+ Từ ngày thứ 21 - 30: mỗi ngày tăng 300 gram.
Lưu ý: Tùy vào tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi mà ta điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Trong 7 ngày đầu tiên cho tôm ăn mỗi ngày 3 lần (07h, 14h, 21h), sau đó tăng lên 4 lần/ngày (07h, 11h, 16h, 20h).
Tỷ lệ thức ăn trong ngày được bố trí theo thời gian và thời điểm tôm ăn mạnh hoặc tùy thuộc vào sức ăn của tôm và điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất,…).
7. Quản lý chất lượng nước ao ương
- Duy trì quạt nước theo chế độ suốt quá trình ương. Thời gian ương tôm khoảng từ 30 - 45 ngày đối với tôm sú hoặc đạt kích cỡ từ khoảng 1.000 - 3.000 con/kg thì có thể tiến hành xuất bán hoặc chuyển sang ao nuôi thương phẩm.
- Hàng ngày kiểm tra quan sát màu nước, đo các chỉ tiêu Oxy hòa tan, pH, độ kiềm, khí độc NH3,...
- Nên bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa và khoáng chất vào thức ăn để tăng cường đề kháng cho tôm nuôi.
- Định kỳ 5 - 7 ngày cấy vi sinh nước ao nhằm duy trì mật độ vi sinh có lợi và cải thiện nước nuôi.
8. Quản lý sức khỏe tôm Postlarvae trong ao ương
Hàng ngày kiểm tra quan sát màu nước, theo dõi hoạt động và bắt mồi của tôm, quan sát phản xạ của tôm, cần ghi chép nhật ký hàng ngày làm cơ sở cho việc điều chỉnh thức ăn và xử lý bệnh kịp thời.
Các hiện tượng tôm bám bờ, tắp mé, kéo đàn, nổi đầu,… cần lấy mẫu kiểm tra hoặc báo cơ quan chuyên môn địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời.
Các bộ phận thường biểu hiện bệnh trên tôm cần được quan sát hằng ngày, như: râu, chân bò, chân bơi, đuôi, đốt bụng (vỏ và cơ thịt), khối gan tụy, dạ dày, ruột, đốt đuôi thứ 6, mang,…
Các chỉ tiêu nên quan sát hàng ngày:
Dấu hiệu |
Tốt |
Không tốt |
Tình hình hoạt động, phản ứng |
- Bơi lội nhanh nhẹn. - Phản ứng tốt với tiếng động, ánh sáng. |
- Lờ đờ. - Nổi đầu.
|
Màu sắc, phụ bộ |
- Thân tôm trong, sạch, không đóng rong. - Phụ bộ đầy đủ.
|
- Đen mang. - Đóng rong. - Mòn đuôi, cụt râu. - Đục cơ, cong thân. |
Đường ruột, gan tụy |
- Chặt, không đứt khúc, to. - Gan tụy rõ ràng, màu nâu. |
- Đường ruột lỏng đứt khúc, teo. - Gan nhợt nhạt, gan trắng. |
Phân tôm |
- Phân có màu thức ăn. |
- Phân trắng. - Phân đỏ. - Phân xanh. |
- Vận chuyển tôm giống là khâu rất quan trọng, có thể ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống của tôm. Đối với việc vận chuyển khoảng cách ngắn đến các ao liền kề, thì cứ khoảng 2 kg tôm giống cho vào xô hoặc thau, chậu 20 lít chứa đầy nước ao (khoảng 100 gram tôm giống/1 lít nước), chuyển thả vào ao nuôi. Cần vận chuyển nhanh, thời gian vận chuyển tối đa là 3 giờ và tỷ lệ chết trong quá trình vận chuyển tối đa là 5-10%.
- Đối với những ao có khoảng cách xa hơn, thì mỗi lần vận chuyển khoảng từ 75-180 con /1 lít nước.
- Tốt nhất nên vận chuyển trong thùng xốp có oxy.
- Không cho tôm ăn trước khi chuyển tôm 3 giờ.
- Hạ nhiệt độ xuống khoảng 22 - 240C có tác dụng làm tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy, không ăn lẫn nhau sẽ giảm được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.
- Tỉ lệ sống của tôm giai đoạn nuôi thương phẩm phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của tôm giống cuối giai đoạn ương và quá trình vận chuyển.
Ks. Trần Ngọc Lãm (Trung tâm Khuyến nông Cà Mau) - Khuyến Nông VN