Thủy hải sản sơ chế để bảo quản thì không được ưu đãi thuế TNDN

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Liên quan đến việc cơ quan thuế áp thuế 20% thuế TNDN đối với một số doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau, ông Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, thủy hải sản chỉ qua ướp lạnh, chế biến chỉ để bảo quản thì không được ưu đãi thuế TNDN.

 

Phóng viên: Như ông đã biết, vừa qua một số doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau phản ánh việc cơ quan thuế thông báo điều chỉnh kê khai thuế TNDN từ kỳ tính thuế 2015 đối với hoạt động chế biến thủy sản. Theo thông báo này, cơ quan thuế áp thuế suất 20% thay vì 15% như doanh nghiệp đã kê khai. Là chuyên gia trong lĩnh vực thuế, xin ông cho biết quy định của pháp luật thuế hiện hành đối với hàng thủy sản sơ chế và chế biến như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Được: Về cơ bản, chính sách thuế của sản phẩn, hàng hóa là thủy sản chế biến và sơ chế có điểm khác nhau.

Thứ nhất, về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Đối với sản phẩn nông nghiệp, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đắt bắt chưa qua sơ chế hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Vẫn là sản phẩm này ở khâu thương mại, nếu bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc đối tượng không phải kê khai nộp thuế. Ngược lại nếu bán cho các tổ chức, cá nhân còn lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên.

Mặc khác đối với sản phẩm là nông nghiệp, thủy sản đã sơ chế, hoặc chế biến thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Thứ hai, về chính sách thuế TNDN: Đối với thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa qua sơ chế, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường tại địa bàn có điều kiện ưu đãi là thu nhập được miễn thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (lưu ý rằng thu nhập được miễn thuế trong trường hợp này không bao gồm trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã mua lại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).

Về thuế suất thuế ưu đãi thuế TNDN đối với sản phẩm là chế biến thủy sản không thuộc địa bàn được ưu đãi là 15% theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC bổ sung Khoản 3a Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC; thuế suất thuế TNDN đối với sản phẩm là thủy sản chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường không thuộc địa bàn được ưu đãi là 20%.

Vướng mắc mà doanh nghiệp đưa ra là việc xác định thế nào là sản phẩm chế biến, thế nào là sản phẩm sơ chế. Đồng thời doanh nghiệp cũng cho rằng không có văn bản hướng dẫn nào về vấn đề này. Ông có thể nói rõ văn bản, hoặc những quy định cụ thể nào về vấn đề này không?

Căn cứ vào pháp luật thuế TNDN hiện hành thì không có quy định cụ thể thế nào là chế biến và thế nào là sơ chế thủy sản. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT có hướng dẫn về sản phẩm chưa qua sơ chế, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các công việc: “Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.

Như vậy, nếu hoạt động nào được liệt kê nêu trên sẽ thuộc hoạt động chưa qua sơ chế, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, không phải là hoạt động chế biến thủy, hải sản theo quy định của pháp luật thuế. Hay nói cách khác, dùng phương pháp loại trừ thì chúng ta có thể xác định được hoạt động nào sơ chế và hoạt động nào là chế biến.

Căn cứ quy định nêu trên, tôi cho rằng đối với thủy hải sản chỉ qua ướp lạnh -18 độ; hoạt động chế biến thủy, hải sản làm chín mà không tạo ra sản phẩm mới với mục đích chỉ để bảo quản, thì cả hai hoạt động này chỉ là hoạt động sơ chế thông thường, không được coi là hoạt động chế biến thủy hải, sản để được ưu đãi thuế TNDN.

Hay nói cách khác, thuế GTGT của sản phẩm này ở khâu tự sản xuất là không chịu thuế và ở khâu lưu thông thương mại là không phải kê khai nộp thuế, hoặc thuế suất 5% hoặc 0% nếu xuất khẩu. Khi đó thuế suất thuế TNDN là 20% nếu không thuộc địa bàn được ưu đãi thuế.

Ngược lại đối với sản phẩm thủy, hải sản có chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu là hoạt động chế biến thủy, hải sản được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN 15% như đã nêu tại Khoản 5, Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên, nhưng phải nộp thuế GTGT là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 2019/2013/TT-BTC.

Trong trường hợp việc cơ quan thuế áp thuế 20% là đúng quy định pháp luật thuế hiện hành, thì cơ quan thuế cần giải thích, hướng dẫn như thế nào để có cách hiểu thống nhất, tránh những vướng mắc tương tự sau này?

Như phân tích ở trên, tôi cho rằng cơ quan thuế cần tuyên truyền và giải thích chi tiết cụ thể từng hoạt động sơ chế, chế biến theo pháp luật thuế cho người nộp thuế hiểu rõ để thực hiện theo đúng quy định, tránh tình trạng khiếu nại hoặc khiếu kiện, đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp khi hiểu nhầm chính sách pháp luật.

Theo đó, hoạt động ướp lạnh -18 độ và hoạt động làm chín sản phẩm chỉ với mục đích bảo quản thủy, hải sản sẽ không thuộc đối tượng được ưu đãi thuế suất 15%; Ngược lại hoạt động chế biến có pha trộn nguyên, phụ liệu thuộc đối tượng được ữu đãi thuế suất thuế TNDN 15%.

Theo ông, với những quy định hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước có cần sửa đổi, hay bổ sung gì để hạn chế những vướng mắc phát sinh không, thưa ông?

Theo tôi, chính sách thuế GTGT và thuế TNDN cũng khá rõ ràng và không cần phải sửa đổi, bổ sung vì mỗi chính sách đề ra đều hướng tới điều chỉnh một đối tượng cụ thể. Chính sách hiện hành đang ưu đãi và hỗ trợ cho người nông dân và người sản xuất trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và chế biến các sản phẩm tương ứng, nhưng không thuộc đối tượng tính thuế GTGT, hoặc không phải kê khai tính thuế, hoặc được miễn thu nhập tính thuế TNDN nếu ở địa bàn được ưu đãi.

Đối với thuế suất ưu đãi 15% nhằm đảm bảo khai thác và chế biến tài nguyên, khoáng sản có hiệu quả nhất. Theo đó, để nâng cao chất lượng và hàm lượng của thủy hải, sản đã qua chế biến, từ đó đem lại giá trị sản xuất có hàm lượng giá trị cao nhất. Vì vậy nếu như sửa quy định áp dụng thuế suất ữu đãi 15% đối với các hoạt động chưa qua sơ chế hoặc chỉ qua sơ chế thông thường như ướp lạnh, hay làm chín không tạo ra sản phẩm mới là bất cập và không phù hợp vớ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với mục đích khai thác, chế biến tài nguyên, thủy hải sản ở trình độ cao…

Xin cảm ơn ông.       

Theo gdt.gov.vn

 











10540594
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
259
16738
25646
10505798
54836
54430
10540594

Địa chỉ IP: 18.119.158.110
Giờ máy chủ: 2024-12-27 16:56:03
Visitors Counter