Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.
Theo Giáo sư Proj Amir Sagi - Trường Đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel) cha đẻ của công nghệ này cho biết công nghệ sản xuất tôm giống toàn đực hiện nay chỉ mới triển khai tại Trung Quốc, trong quá trình sản xuất không sử dụng hóc môn, không dùng thuốc, không dùng phương pháp gây biến đổi gen… cho kết quả 100% tôm giống toàn đực, tỷ lệ tôm sống đạt từ 80% - 90%. Khi đưa ra nuôi thương phẩm với môi trường nuôi tốt, sau 6 tháng sẽ cho trọng lượng 50 - 70 gr/con, năng suất sẽ tăng thêm 60% so với tôm giống hổn hợp (con đực và cái). Giáo sư Proj Amir Sagi còn nhấn mạnh từ kinh nghiệm cho thấy môi trường sản xuất tôm giống toàn đực tại Việt Nam rất tốt, Trường Đại học Ben Gurion University of the Neveg sẽ cung cấp không hạn chế con giống tôm cái giả theo nhu cầu của tỉnh trong thời gian tới.
An Giang là tỉnh phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản và là con nuôi xuất khẩu chủ lực của tỉnh sau cây lúa. Trong đó tôm càng xanh ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Với công nghệ sản xuất tôm càng xanh giống toàn đực theo công nghệ Israel này, Năm 2013, trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã đưa ra cộng đồng nuôi thử nghiệm 13 triệu con giống, cho hiệu quả cao. Dự kiến năm 2014, trung tâm sẽ sản xuất và đưa ra cộng đồng 250 triệu con giống để phục vụ cho không chỉ 300 ha, tương đương với 3 triệu m2 mặt nước nuôi tôm càng xanh thương phẩm của tỉnh An Giang mà còn cung cấp cho nhu cầu thả nuôi cho toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, góp phần tăng sản lượng cho nhu cầu thị trường và thu nhập cho người nuôi.
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.
Theo Giáo sư Proj Amir Sagi - Trường Đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel) cha đẻ của công nghệ này cho biết công nghệ sản xuất tôm giống toàn đực hiện nay chỉ mới triển khai tại Trung Quốc, trong quá trình sản xuất không sử dụng hóc môn, không dùng thuốc, không dùng phương pháp gây biến đổi gen… cho kết quả 100% tôm giống toàn đực, tỷ lệ tôm sống đạt từ 80% - 90%. Khi đưa ra nuôi thương phẩm với môi trường nuôi tốt, sau 6 tháng sẽ cho trọng lượng 50 - 70 gr/con, năng suất sẽ tăng thêm 60% so với tôm giống hổn hợp (con đực và cái). Giáo sư Proj Amir Sagi còn nhấn mạnh từ kinh nghiệm cho thấy môi trường sản xuất tôm giống toàn đực tại Việt Nam rất tốt, Trường Đại học Ben Gurion University of the Neveg sẽ cung cấp không hạn chế con giống tôm cái giả theo nhu cầu của tỉnh trong thời gian tới.
An Giang là tỉnh phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản và là con nuôi xuất khẩu chủ lực của tỉnh sau cây lúa. Trong đó tôm càng xanh ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Với công nghệ sản xuất tôm càng xanh giống toàn đực theo công nghệ Israel này, Năm 2013, trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã đưa ra cộng đồng nuôi thử nghiệm 13 triệu con giống, cho hiệu quả cao. Dự kiến năm 2014, trung tâm sẽ sản xuất và đưa ra cộng đồng 250 triệu con giống để phục vụ cho không chỉ 300 ha, tương đương với 3 triệu m2 mặt nước nuôi tôm càng xanh thương phẩm của tỉnh An Giang mà còn cung cấp cho nhu cầu thả nuôi cho toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, góp phần tăng sản lượng cho nhu cầu thị trường và thu nhập cho người nuôi.