Muốn tiêu thụ tốt phải tạo sự khác biệt

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Đó là gợi ý của ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhằm đảm bảo thành công một cách trọn vẹn cho vụ tôm nước lợ năm 2020 và xa hơn là xây dựng được thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

 

Năm 2019 được đánh giá là năm có nhiều biến động đối với ngành tôm, đặc biệt là giá cả thị trường thế giới bị điều chỉnh giảm rất mạnh so năm 2018, nên chỉ tiêu về giá trị xuất khẩu tôm năm 2019 giảm mạnh, ước chỉ đạt khoảng 3,6 tỉ USD so với chỉ tiêu đầu năm là 4,2 tỉ USD. Không chỉ có biến động về giá, con tôm còn vướng phải các vấn đề về rào cản kỹ thuật, thuế quan… khiến con tôm Việt Nam khó cạnh tranh với tôm giá rẻ của Ấn Độ tại thị trường Mỹ.

Trong bối cảnh trên, việc chúng ta vẫn giữ được mức bình quân khá ổn định các thị trường được xem là sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp, như: Hoa Kỳ duy trì khoảng 600 triệu USD, EU dự kiến 1 tỉ USD nhưng ước tính chỉ đạt khoảng 700 triệu USD do tiến độ ký kết Hiệp định EVFTA bị chậm. Hay như thị trường Trung Quốc cuối năm có những vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng, thủ tục nên việc xuất khẩu biên mậu giảm rất mạnh, làm cho kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này cũng bị giảm sút. Tuy nhiên về tổng thể, theo ông Hòe, hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định và có lãi; người nuôi cũng không quá bấp bênh như những năm trước.

Để gia tăng cũng như đạt kết quả xuất khẩu tôm năm 2020 được tốt hơn, theo ông Hòe, ngành tôm cần phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Ông Hòe gợi ý: “Hiện chúng ta khó có thể giảm giá thành nuôi tôm, nên để cạnh tranh, chúng ta chỉ còn mỗi yếu tố là tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục được khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn. Để làm được điều này, theo tôi, ngành tôm cần giải quyết tốt ít nhất 3 vấn đề cơ bản, gồm: chất lượng con giống, vật tư và thức ăn nuôi tôm và đặc biệt là khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm”.

Theo ông Hòe, con giống hiện là vấn đề hết sức quan trọng, cần có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ để có cơ hội vừa giảm giá thành, vừa tăng chất lượng. Đối với Sóc Trăng, theo ông Hòe nên chăng tổ chức các hoạt động kiểm soát ngay tại các cơ sở ương giống, cấp mã số hoặc đặt ra các điều kiện, yêu cầu tiên quyết để đảm bảo các cơ sở này luôn nhập con giống đảm bảo chất lượng, vì 80% là hộ nuôi cá thể nên nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, khả năng chọn lọc, tiếp cận con giống tốt của họ sẽ không cao. Có thể làm thêm một bước nữa là thiết lập bản đồ về dịch bệnh trong tỉnh để truy xuất nguồn gốc con giống khi có dịch bệnh xảy ra, làm cơ sở cho việc khuyến cáo người nuôi chọn lựa con giống tốt hơn cho những vụ nuôi tiếp theo. Cách làm này vừa tạo cơ sở cho sự cạnh tranh vừa đảm bảo con giống tốt nhất khi được cung ứng đến người nuôi, vừa minh bạch hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc trong quá trình xuất khẩu bởi hiện tại hầu hết các nước nhập khẩu đều yêu cầu có đầy đủ hồ sơ liên quan từ con giống đến thành phẩm.

Đối với vấn đề vật tư và thức ăn phục vụ nuôi tôm, điều đáng quan ngại là từ sau tháng 3-2020, châu Âu sẽ tiến hành kiểm tra chất Ethoxyquin trong sản phẩm tôm của Việt Nam, nếu phát hiện sẽ từ chối nhập khẩu. Đây là chất chống ôxy hóa thường có trong bột cá nhưng hiện Việt Nam chưa cấm đối với chất này nên đây là vấn đề hết sức là quan ngại. VASEP cũng đã có kiến nghị với Tổng cục Thủy sản đề nghị bộ có quyết định buộc các doanh nghiệp ghi nhãn thức ăn tôm, cá là có hay không chất này để bảo đảm rằng chúng ta không bị bất ngờ hay không bị EU từ chối các lô hàng có chứa chất này. Ông Hòe cho biết: “Ngay từ bây giờ phải quản lý được các khâu ban đầu nếu muốn bán được sản phẩm nhiều hơn để thúc đẩy nghề nuôi phát triển hơn, chứ không phải đợi đến khi họ cấm thì đã muộn. Vấn đề quản lý các chất xử lý ao nuôi cũng hết sức quan trọng bởi vì ngoài việc đáp ứng được chất lượng đồng thời cũng có thể lẫn lộn các chất khác gây nguy cơ nhiễm kháng sinh vì bên cá tra đã gặp phải vấn đề này”.

Một vấn đề cuối cùng cũng rất gay go là khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm tôm vì thị trường Hoa Kỳ đều phải khai báo rõ ràng sản phẩm đó được mua từ ao nào và ao đó có được sự chấp nhận của cấp có thẩm quyền sở tại hay không. Do đó, các địa phương phải khẩn trương thực hiện đánh mã số vùng nuôi để trên cơ sở đó tập hợp được danh sách ao nuôi đúng theo yêu cầu. Đây cũng là cách để chúng ta tạo nên sự khác biệt với sản phẩm các nước nhằm tăng lợi thế cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ.

Vấn đề chứng nhận ASC, ông Hòe thông tin thêm: “Hiện Việt Nam là quốc gia có chứng nhận ASC thuộc hàng nhiều nhất tại thị trường châu Âu và đây cũng là yêu cầu bắt buộc khi mua hàng của phía EU. Vì vậy, chúng ta cần đưa ASC vào các hoạt động liên kết chuỗi thay vì chỉ làm VietGAP, bởi vì yêu cầu của thị trường phải là ASC thực chất và đây cũng là cách để tạo thương hiệu trên thị trường, giúp sản phẩm tiêu thụ tốt hơn cả về giá lẫn số lượng”.

Tích Chu - baosoctrang.org.vn









10043874
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
11
1227
3039
10032960
63330
80492
10043874

Địa chỉ IP: 3.238.62.119
Giờ máy chủ: 2024-03-29 00:08:07
Visitors Counter