Thị trường cá tra hỗn loạn: Bàn tay thương lái Trung Quốc

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Đầu năm người dân phấn khởi vì giá cá tra tăng cao, đến cuối năm thì lại chuyển sang trạng thái lo âu vì khâu tiêu thụ bị tắc.

 

Hiện nay, tại ĐBSCL giá cá tra nguyên liệu đang có những diễn biến bất lợi với mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong đó, thấp hơn 4.000-4.500 đồng/kg so với thời điểm đầu năm nay và giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với những nguyên nhân khách quan thì việc cá tra không được các thương lái phía Trung Quốc thu mua ồ ạt cũng làm cho thị trường thêm bất lợi.

Theo số liệu của Hiệp hội cá tra Việt Nam, gần 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 100 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2015.

Trong đó, thời điểm đầu năm, nhiều hầm nuôi cá tra size lớn vẫn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao; đồng thời không chú trọng nhiều đến việc kiểm tra chất lượng, thịt vàng hay thịt trắng.

Chính vì thế, ở một số khu vực tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... đã xuất hiện người nuôi chủ động để cá quá lứa để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc.

Ông Cao Lương Tri, hộ nuôi cá tra nhiều năm qua ở Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên cho rằng, thị trường Trung Quốc luôn biến động, khó lường.

Thời gian gần đây, thương lái Trung Quốc và cả những thương lái Việt làm hệ thống chân rết để mua cá, chế biến thô rồi xuất sang Trung Quốc cũng dùng nhiều chiêu trò, rất khó lường để mời chào, tạo sự hấp dẫn bước đầu đối với một số hộ nuôi rồi sau đó đành ôm "quả đắng".

Cùng hoàn cảnh, với kinh nghiệm nuôi và bán loại cá có thế mạnh xuất khẩu này hàng chục năm, ông Nguyễn Hữu Nguyên ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho rằng đây là điều rất bất thường. Bởi lẽ những năm trước, thời điểm này khi vừa xong mùa hè là cá tra bắt đầu tăng giá. Còn nay, cá đã quá thời điểm thu hoạch mà bóng dáng thương lái, nhà máy sản xuất chẳng thấy đâu.

Điểm cốt lõi ở đây, đó chính là có nhiều đơn hàng số lượng lớn, giá tốt của các thương lái Trung Quốc đưa ra nhưng không đòi hỏi cao về kiểm soát chất lượng như các thị trường Hoa Kỳ, EU... , nên không bán được sang Trung Quốc thì cũng sẽ không có nơi khác tiêu thụ.

Chính vì thế, theo Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thủy sản An Giang, thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng nhưng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi phần lớn xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch mà trong đó bài học nuôi cá tra để quá size như gần đây là một bài học đáng tiếc.

Thương lái Trung Quốc tìm mọi cách nâng giá mua cá tra lên cao, để rồi nhiều hộ nuôi mất cảnh giác, từ chối các doanh nghiệp trong nước mà sản xuất theo yêu cầu "khác người" của thương lái nước ngoài.

Vì lợi nhuận trước mắt quá lớn nên nhiều hộ nuôi khó tránh được bẫy. Bởi những lần thu hoạch sau, sản phẩm cứ chất đổ đống mà thương lái thì biệt tâm. Đây cũng chính là “quả đắng” mà một lần nữa người nông dân ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả.

Điều đáng nói, chiêu trò đẩy giá lên cao rồi không thu mua nữa, đó không phải là chiêu mới của thương lái Trung Quốc, so với những lần thu mua nông sản kỳ lạ như cau non, lá bần, bông thanh long...

Gần đây nhất, đó chính là giá thanh long ở một số tỉnh cũng rớt thê thảm do có sự can thiệp về giá từ hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của một số tư thương Trung Quốc.

Tại các tỉnh Tiền Giang và Long An, giá thanh long ruột đỏ hiện chỉ còn 1.500 - 3.000 đồng/kg. Tình trạng này đã gây bất ngờ cho nông dân vì chỉ cách đây 1 tháng, thương lái vào vườn mua thanh long với giá 30.000 đồng/kg.

Nguyên nhân chính là do thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc) nhập số lượng có hạn và chất lượng thanh long đạt chuẩn lại không nhiều. Do rớt giá, người dân đã đổ đống rao bán thanh long dọc theo các tuyến Quốc lộ hoặc các chợ nhỏ.

Theo các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, người Trung Quốc đã núp bóng các doanh nghiệp Việt để đầu cơ trục lợi trái phép thông qua hoạt động mua bán thanh long với giá thấp.

Các hoạt động này diễn ra rất khéo léo với sự tiếp tay của một số doanh nghiệp trong nước nên rất khó phát hiện để ngăn chặn dù sự việc đã diễn ra liên tục và kéo dài.

Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã xử phạt hành chính 17 cá nhân người Trung Quốc liên quan đến hoạt động mua bán thanh long với mức phạt từ 20 - 50 triệu đồng/trường hợp.

Tuệ Lâm (Tổng hợp)

baodatviet.vn









10043345
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Cuối tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
709
453
2510
10032960
62801
80492
10043345

Địa chỉ IP: 3.227.239.160
Giờ máy chủ: 2024-03-28 17:39:28
Visitors Counter